Thứ Ba, 15 tháng 7, 2025

XEM THIÊN CHÚA TRỌNG HƠN CHA – CÁI BẪY CẢM XÚC NHỐT BẠN TRONG LỒNG TÔN GIÁO


   "Tôn giáo" không chinh phục con người bằng chân lý. Nó không tranh luận bằng lý lẽ, mà âm thầm đi vào tâm trí bạn theo một lối khác nhanh hơn, khó thoát hơn: đó là đánh vào cảm xúc còn người. Trong muôn vàn cung bậc mà con người có thể trải qua, không điều gì in sâu vào tâm hồn hơn tình cảm dành cho một người cha.

   Vì thế, chúa không được dựng nên như một trí tuệ siêu việt hay một nguyên lý trừu tượng, mà chúa được nhân hóa thành cha. Không phải để con người hiểu về chúa, mà để họ hướng theo trong cảm xúc.

✓ Tình cảm đầu đời và nỗi sợ bị bỏ rơi 

   Từ rất sớm, con người học được một điều: làm cha buồn là có lỗi. Một đứa trẻ có thể chưa biết luật pháp là gì, chưa hiểu công lý ra sao, nhưng nó biết rõ ánh mắt giận dữ của cha và nỗi khao khát được tha thứ.

   Tôn giáo dựa vào ký ức ấy để gọi chúa là cha. Khi mình ngoan, bạn cảm nhận đc tình thương và sự hài lòng mà chúa dành cho bạn. Khi bạn sai, bạn biết rằng chúa buồn và thậm chí nổi giận. Mô hình ấy không cần được giảng giải, vì nó đã in sẵn trong tiềm thức từ thuở bạn còn học cách nín khóc để được ôm.

✓ Khi cảm xúc bị lệch hướng khiến bạn trở nên cam chịu

   Tình yêu tôn giáo không đến như một vòng tay của người cha. Nó đến như một bản án, được bọc trong những lời đường mật. Chúa yêu bạn, nhưng nếu bạn không tin, nếu bạn rời xa, bạn sẽ bị loại bỏ. Điều đau đớn nhất là câu nói đầy quen thuộc: “Cha buồn vì con.”

   Khi bạn tin mình là đứa con, bạn không dám trách người cha. Dù bị tổn thương, bạn vẫn thấy mình sai. Dù bị đe dọa, bạn vẫn cúi đầu cảm ơn vì chúa còn cho bạn cơ hội sửa mình. Bạn không còn phân biệt được đâu là yêu thương, đâu là kiểm soát. Bạn chỉ biết tự an ủi rằng: “chúa  làm vậy vì thương mình.”

✓ Nơi tình yêu trở thành xiềng xích tâm hồn

   Gọi chúa là cha không khiến ông ta dịu dàng hơn. Nó chỉ khiến bạn im lặng nhanh hơn. Trong thế giới đó, phản kháng trở thành vô ơn, hoài nghi là phản bội, còn việc rời đi bị xem như bất hiếu. Mọi lối thoát đều đóng lại, trừ con đường hối lỗi.

   Tình yêu ấy khiến bạn không được giận, không được hỏi, không được quay lưng. Bạn chỉ được biết ơn vì vẫn còn được yêu, dù chính tình yêu đó đang thiêu đốt bạn từng ngày.

✓ Bạn không ở lại vì chân lý, mà vì sợ mất "người cha"

   Không phải ai còn tin đều ngu muội. Có những người từng nghi ngờ, từng muốn thoát ra, nhưng rồi họ ở lại. Không phải vì giáo lý thuyết phục, mà vì cảm xúc không cho phép họ dứt bỏ. Bên ngoài tôn giáo là một khoảng lặng. Không còn ai gọi họ là “con”, không còn ai lắng nghe lời cầu nguyện. Không còn một người cha vô hình để họ tựa vào mỗi khi yếu lòng.

   Tôn giáo không trói bạn bằng luận thuyết. Nó chạm đến nơi mềm yếu nhất trong tâm hồn bạn, đó là nỗi sợ bị bỏ rơi.

✓ Kết

   Chúa được gọi là cha vì không phải ông ta yêu bạn. Chúa được gọi là cha vì tôn giáo biết bạn sẽ không dám phản kháng một người cha. Bạn sẽ không dám rời khỏi một tình cảm gắn liền với tuổi thơ. Sau cùng, bạn sẽ sống trong chiếc lồng gọi là đức tin, chỉ vì bạn sợ bên ngoài không còn ai chờ bạn nữa.

   Có thể bạn từng tin rằng chúa là ánh sáng. Nhưng ánh sáng thật sự không bắt bạn quỳ. Ánh sáng không đòi hỏi lòng trung thành bằng lửa thiêu đời đời. Với tình yêu thật sự của người cha dành cho con, nó lớn gấp ngàn lần ảo ảnh người cha tôn giáo in trong tâm hồn bạn.

   Nếu một ngày bạn đủ dũng cảm để bước ra khỏi cánh cửa nhà thờ, xin đừng sợ, đừng day dứt. Người cha của bạn có thể vẫn ở bên bạn hoặc đã đi xa về cõi vĩnh hằng, nhưng chắc chắn người cha yêu bạn bằng hết trái tim mình, thứ tình cảm đó khó diễn tả hết bằng lời. Còn người cha tôn giáo lấn sâu vô tâm hồn bạn chỉ là nỗi cô đơn được thần học hóa với mục đích, giữ bạn mãi mãi ở lại trong lồng dựng sẵn. Vậy nhé!

St

Chienslambao.blogspot.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trong câu chuyện về "Các thánh Anh hài" có 2 vấn đề nghiêm trọng

  ❌1: Lời kể của Matthew về việc khi Giêsu vừa chào đời đã phải cùng gia đình chạy trốn qua Ai cập MÂU THUẪN hoàn toàn với lời tường thuật t...