Trong cựu ước, hôn nhân là một loại hợp đồng một chiều. Nếu người chồng "không còn ưa" vợ nữa, có thể vì nàng nấu ăn dở, cười lộ răng, hay đơn giản là chán, thì cứ việc viết giấy, trao tận tay, rồi đuổi đi. Không cần ra tòa, không cần giải thích, không cần hỏi ý kiến người bị đá. Mọi thứ đều được chúa cho phép.
“Nếu một người đàn ông cưới một người đàn bà và sau đó không còn ưa nàng vì thấy nơi nàng điều gì đáng chê trách, thì ông ta có thể viết giấy ly dị, trao cho nàng và đuổi khỏi nhà.”
(Phục truyền 24:1)
Không chỉ được phép, mà còn có điều khoản phụ: nếu người vợ ấy tái hôn và lại bị bỏ, thì người chồng cũ không được cưới lại. Vì sao ư? Vì hành động ấy làm "ô uế đất thánh”.
Tức là:
– Ly dị: ok.
– Tái hôn: ok luôn.
– Tái hôn với vợ cũ: "ô uế đất thánh".
Một sự phân loại đạo đức tinh vi chỉ có thể đến từ đấng toàn năng. Xin nhấn mạnh luật này là do chúa trực tiếp ban cho qua Moses và được mô tả là thánh thiện, vĩnh cửu, không chê vào đâu được.
Cho đến khi... ngài tự chê luật của chính mình đưa ra trước đó! Sau vài ngàn năm vận hành, có lẽ phần mềm “đạo đức thiêng liêng bản v1.0” gặp lỗi bảo mật, vì thế chúa ra một bản vá được tung ra trong tân ước. Lần này ly dị đc nâng cấp lên bản v1.1 thành tội lỗi, thứ từng được chấp thuận trước đó.
“Ai ly dị vợ mình, trừ trường hợp ngoại tình, là khiến nàng phạm tội. Và ai lấy người bị ly dị thì cũng phạm tội ngoại tình.”
(Matthêu 5:32)
Một cú đảo chiều ngoạn mục.
– Ngày trước, đá vợ: ok.
– Ngày nay, giữ vợ như xiềng xích, mới là: đạo đức.
Khi dân chúng thắc mắc: “Ủa, sao chúa từng cho phép, giờ lại cấm?”
Chúa Jesus nhân vật chính trong bản cập mới, nhẹ nhàng đáp:
“Vì lòng các ngươi chai sạn nên Mose mới cho phép. Nhưng thuở ban đầu không phải như vậy.”
(Matthêu 19:8)
Tức là:
– Ngày xưa: chúa nhân nhượng vì người ta lì.
– Ngày nay: chúa xiết lại vì người ta phải... thánh thiện hơn.
Nói cách khác: Hệ điều hành đạo đức của chúa được cập nhật, còn ngài thì vẫn “không hề thay đổi.”
Từ đây xuất hiện một định lý vàng trong thần học:
– Khi chúa cho phép điều xấu: đó là do ngài thấu hiểu lòng người.
– Khi chúa cấm điều đó: là do ngài hoàn hảo tuyệt đối.
– Khi chúa đổi luật: là do con người thay đổi, còn ngài thì bất biến.
Đây là logic kiểu:
Bất kể ngài làm gì, cũng đúng. Nếu sai, xem lại lòng tin của bạn.
Giới thần học không thấy vấn đề gì. Họ gật đầu mỉm cười, gọi đó là tiến trình mặc khải, một cách nói hoa mỹ cho việc chúa... đính chính luật pháp. Và nếu bạn có lỡ hỏi:“Ủa, luật xoay 180 độ mà bảo chúa không thay đổi?” Họ sẽ bảo: “Đừng lý luận, tin là đủ. Lý trí là cám dỗ của xác thịt.”
Trong thế giới thực, luật mà mâu thuẫn kiểu này thì người soạn có thể bị kiện, hệ thống bị coi là thiếu nhất quán, thậm chí vô hiệu. Nhưng trong thế giới thần học, mọi thứ đều có thể, miễn là bạn có thể ngửi được "mùi hương của đức tin."
Luật có thể xoay trục, xoay ngược, thậm chí xoay vòng. Nhưng niềm tin vẫn phải đứng yên. Đó không chỉ là thần học mà nó là nghệ thuật biến mâu thuẫn thành mầu nhiệm.
St
Chienslambao.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét