Ngắm một bông hoa nở, họ thốt lên: “Phải có chúa thiết kế!”, như thể vẻ đẹp tự nhiên là tín hiệu để một ông thần thất nghiệp bước ra nhận mình là kiến trúc sư vũ trụ.
Trước sự phức tạp của một hiện tượng, họ bối rối. Và khi không thể giải thích, họ dựng lên một thiên tài vô hình để lấp vào khoảng trống tri thức. Không phải vì họ biết, mà vì họ không nghĩ ra điều gì khác.
Nhưng nếu phức tạp cần người thiết kế, thì ai thiết kế chúa, một thực thể toàn năng, toàn trí và phức tạp nhất theo mọi định nghĩa?
Câu trả lời quen thuộc bằng một cái nhún vai đầy kiêu hãnh: “Chúa là ngoại lệ, không ai thiết kế.”
Tức là họ tạo ra luật chơi, rồi miễn trừ cho đối tượng mình tôn thờ. Giống như một đế chế tự viết luật cho nước nhỏ, rồi ngang nhiên đứng ngoài luật.
Sự thật thì khác. Giới tự nhiên không dịu dàng như sách “thánh” mô tả. Vũ trụ không được tạo ra trong 7 ngày như chuyện cổ tích. Thậm chí còn nhanh hơn việc xây một căn nhà đơn giản.
Không có bàn tay thông minh nào chọn giùm cho tiến hoá. Tiến hoá không vẽ, không mơ màng như đức tin, nó chỉ lặng lẽ loại bỏ cái không thể tồn tại.Tế bào ung thư sinh sôi không cần lệnh. Thiên nhiên không hoạt động theo mệnh lệnh, chỉ có hệ quả. Tế bào ung thư vẫn nhân đôi và ký sinh trùng vẫn gặm mòn mắt trẻ em, bất kể lời cầu nguyện chúa thốt ra.
Nếu đây là một bản thiết kế có chủ đích, thì những chi tiết lỗi đó là thiết kế của ai? Một đấng toàn năng, hay một kẻ toàn quyền nhưng mất kiểm soát?
Nếu con người là công trình hoàn hảo của chúa, thì đó là một công trình đầy lỗi.
- Ống tiểu xuyên tuyến tiền liệt, dễ nghẽn.
- Cột sống dựng đứng gây đau lưng mãn tính.
- Đầu quá to khiến việc sinh nở đầy rủi ro.
Một kỹ sư giỏi không thiết kế như thế. Nhưng tiến hoá thì có thể. Bởi tiến hoá không có bản vẽ. Nó không chọn cái đẹp nhất, mà chỉ giữ lại điều gì phù hợp để sống sót.
Tiến hoá không hoàn hảo, nhưng nó trung thực. Nó không hứa thiên đàng, không doạ hoả ngục, không viện đến mầu nhiệm. Nó chỉ lặng lẽ giải thích mọi thứ bằng bằng chứng, chứ không bằng đức tin.
Còn Kitô giáo thì sao?
Họ nhìn thấy vẻ đẹp và gọi đó là “ý chúa”. Họ gặp đau khổ và bế tắc thì bảo đó là “thử thách”.
Dù là gì đi nữa, chúa luôn đúng, kể cả khi sai. Đó không phải là niềm tin, mà nó như một hệ thống miễn dịch với sự thật.
Tin rằng thế giới kỳ diệu nên chắc chắn phải có chúa, cũng giống như tin rằng tiếng sấm là tiếng phát ra từ một ông già đang cáu. Đó không phải là tôn giáo, mà là bóng ma của thời nguyên thủy khoác lên bộ vest của thời hiện đại.
St
Chienslambao.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét