“Tảng sáng một ngày mùa hè trong lành, khi mọi người còn đang say ngủ thì người thổi sáo trở lại. Trong trang phục thợ săn với chiếc mũ đỏ kỳ dị, hắn bắt đầu khúc nhạc của mình với ánh nhìn chết chóc. Những giai điệu mê hoặc lẩn quất theo gió bay tới mọi ngóc ngách trong thành. Mọi việc diễn ra giống hệt lần diệt chuột trước đó, có điều, giờ đây, theo sau hắn không phải là chuột, mà là một đám trẻ con lớn nhỏ đủ mọi lứa tuổi...”
Chắc hẳn hồi nhỏ ai cũng từng nghe câu chuyện cổ tích “ Gã thổi sáo thành Hamelin” rồi nhỉ, về sự trả thù của người thổi sáo khi bị phản bội, qua đó khuyên răn chúng ta rằng không nên thất hứa. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện đó còn có một câu chuyện khác nữa, một câu chuyện một đức tin mù quáng và sự phản bội.
Để bắt đầu câu chuyện này thì chúng ta phải quay ngược thời gian về những năm đầu thế kỉ XIII, khi mà Công giáo đã thất bại trong thánh chiến giành lại quyền kiểm soát thánh địa, đức tin của người dân đang bị hủy hoại hơn bao giờ hết. Khi đó, cậu bé Stephen xứ Cloyes đã có một giấc mơ kì lạ, một giấc mơ về một người tự xưng là chúa, ông nói với Nicholas rằng hãy tập hợp một đội quân và giành lại vùng đất thiêng. Tỉnh dậy, cậu lập tức tuyên truyền giấc mơ này với mọi người với câu nói rằng khi đội quân đến biển, biển sẽ tách đôi cho đoàn quân tiến bước. Và đương nhiên, với tâm lí ngoan đạo, những người dân đã nhiệt thành ủng hộ cậu bé. Thế là, khoảng 30 người trẻ em đã tự nguyện sánh bước cùng cậu trên con đường giành lại thánh địa.
Cùng lúc đó, một cậu bé khác tên là Nicholas, lay động trước lời kêu gọi của giáo hoàng Innocent II cộng với sự ủng hộ của cha, cậu cùng với 10.000 người cả trẻ em lẫn người lớn cũng hành quân đến thánh địa
Cuộc hành quân này đã dẫn đến một hệ quả là suốt từ Pháp sang Đức, các khu làng đều vắng bóng bọn trẻ. Trong đó một số là trẻ mồ côi, số khác do cha mẹ gửi tới với niềm tin họ đáng làm theo ước nguyện của Chúa. Bọn trẻ bước đi với tinh thần sục sôi nhiệt huyết, hát những bài thánh ca đầy ắp niềm tin chiến thắng.
Trớ trêu thay, cuộc hành trình lại trái với sự mong đợi của đoàn quân non nớt, Giáo hội lại coi Stephen, Nicholas và những người đi theo là một mối đe dọa. Lý do là việc 1 đứa trẻ có thể kéo theo hàng chục ngàn con người đi theo mình khiến cho các giáo sĩ địa phương lo sợ quyền kiểm soát Hội Thánh sẽ bị chuyển dịch. Vì thế, rất nhiều thành viên đoàn quân trẻ em đã bị chết đói, chết rét khi vượt qua dãy An-pơ do không có sự hỗ trợ của các làng mạc, thành phố địa phương. Càng ngày, niềm tin của đoàn quân càng ngày càng sụt giảm, sự chán nản tăng cao, một số cho là đã bị lừa dối, một số thì chán nản bỏ về còn một số, đã chết. 2 đoàn quân càng ngày càng thưa dần và dẫn đến kêt quả đau buồn...
Đối với Nicholas, dù bị giáo hội coi là dị giáo nhưng giáo hoàng lại rất cảm động trước lòng quả cảm cùng sự ngoan đạo của cậu bé, khi đến được Rome, Giáo hoàng của thời kỳ đó là Innocent III đã khen ngợi những đứa trẻ bởi lòng nhiệt thành, đồng thời khuyên chúng về nhà vì toàn bộ đều quá trẻ để tham gia Thập tự chinh. Thật đáng tiếc, trong lần vượt dãy An-pơ thứ hai, Nicholas đã bỏ mạng còn cha của cậu thì bị treo cổ bởi những gia đình mất người thân trong cuộc thập tự chinh này.
Còn đối với Stephen kết cục thậm chí còn tệ hơn, khi đến biển vì biển không tách ra như lời cậu nói nên một số đã mất niềm tin và trở về. Số còn lại được 2 gã thương gia là Hugo the Iron và William the Pig mời lên tàu của họ cho chuyến đi tiếp theo. Cuối cùng, một trong hai con tàu trong đó có Stephen bị đắm vì bão, số còn lại bị 2 gã thương gia bán làm nô lệ, kết thúc cuộc thập tự chinh điên rồ.
Vậy là, 2 cuộc thập tự chinh đã kết thúc bằng đau đớn và sự thống khổ. Chỉ vì một đức tin mù quáng, chính những người dân đã gây ra cái chết của hàng vạn đứa trẻ. 2 cuộc thập tự chinh này chính là nguyên mẫu cho câu chuyện “Người thổi giáo thành Hamelin” như để nhắc nhở cho thế hệ sau về những tội ác ngày đó...
Nguồn ST: https://www.facebook.com/groups/443140173110305/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét