Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

CÓ PHẢI ALEXSANDRE RHODES SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ VÀ DẠY CHO DÂN VIỆT NAM ?

 Mấy ngày qua, nhiều anh em dân chủ trong và ngoài nước, giáo sĩ và các con chiens ki tô giáo liên tục chia sẻ bài viết với tiêu đề "KHÓ VẬY MÀ HỌ CŨNG NGHĨ RA?", khẳng định rằng, nhiều người Việt Nam đã vô ơn bạc nghĩa khi cho rằng Alexandre de Rhodes (người được cho là tạo ra chữ Quốc ngữ) là gián điệp của Pháp; lại còn sử dụng chữ quốc ngữ mà ông này tạo ra để "ph.ỉ báng ông ta".

Câu chuyện về Alexandre de Rhodes đã được nhiều nhà sử học lên tiếng, tuy nhiên, với xu thế "xét lại lịch sử", "nhận giặc làm cha" đang nổi lên trong giới trí thức cấp tiến, việc xét lại vai trò của Alexandre de Rhodes và một số nhân vật lịch sử khác như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký là điều có thể hiểu được.
Trước hết, cần phải hiểu, việc tạo ra chữ Quốc ngữ không nhằm "khai sáng" gì cho dân tộc ta, mà từ ban đầu, nó được các nhà truyền giáo tạo ra nhằm mục đích hàng đầu là cắt đứt gốc rễ văn hóa Việt Nam tồn tại hàng thế kỷ, coi đó là công cụ để đồng hóa dân tộc ta. Giám mục Puginier, người chỉ huy các hội truyền đạo Thiên chúa, trong bức thư gửi cho Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa năm 1887 đã viết "phải bãi bỏ chư Nho và thay thế, lúc đầu bằng tiếng Việt Nam, bằng viết Châu Âu gọi là "quốc ngữ" rồi sau đó bằng tiếng Pháp. Và nếu người Việt Nam không còn đọc được sách cổ bằng chữ Nho hay bằng chữ Nôm thì họ há không dần dần đi đến chỗ không biết được văn hóa cùng văn minh của họ sao? Triết học Khổng giáo, nền tảng của tổ chức chính trị và xã hội trong nước há sẽ không bị chết dần mòn sao?
Về công lao tạo ra chữ quốc ngữ, Alexandre de Rhodes không phải là người phát minh ra chữ quốc ngữ, mà chỉ là người đã sử dụng và góp phần quảng bá nó như ông đã viết trong “Lời nói đầu” của “Từ điển Việt – Bồ - La”: “Tuy nhiên trong công việc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần 12 năm mà tôi lưu trú tại hai xứ Cochinchine và Đông Kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha, thuộc Hội dòng Jê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này. Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một Hội dòng, nhất là của cha Gaspar de Almaral và cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào Nha…”.
Sau này, Linh mục người Pháp Roland Jacques đã phát hiện 2 tác phẩm chưa công bố của linh mục người Bồ Đào Nha Francisco de Pina (1585 - 1625) gồm bức thư viết dở bằng Bồ ngữ ở Ma Cao và tiểu luận Nhập môn tiếng Đàng Ngoài bằng La ngữ tại Bồ Đào Nha. Nhờ đó, năm 2002 Roland Jacques đã chứng minh Pina mới chính là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Pina đến Đàng Trong năm 1617, sau đó học tiếng Việt, trở thành giáo sĩ đầu tiên giảng đạo cho tín đồ bản địa mà không cần phiên dịch. Ông biên soạn tài liệu Phương pháp Latin hóa tiếng Việt và cuốn Ngữ pháp tiếng Việt; dạy tiếng Việt cho một số giáo sĩ khác, trong đó có Rhodes (đến Thanh Chiêm năm 1624).
Ở một khía cạnh khác, chính Alexandre de Rhodes là người đã vận động Chính phủ Pháp xâm lược Việt Nam. Ông này là người đóng vai trò quan trọng trong thành lập Hội thừa sai Paris, tổ chức nhằm "tiến hành nhiệm vụ thực dân, cũng chinh phục và tiêu diệt, tham gia các cuộc chinh phạt để đoạt lấy quyền uy vinh quang và lợi tức. Điều quan trọng nhất của Hội Thừa Sai là đồng hóa văn hóa của các xứ bản địa” (Tự Điển Bách Khoa Hoàn Vũ (Encyclopedia Universallis) của Pháp xuất bản năm 1990). Chính ông này đã vận động Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta qua đoạn văn do chính ông viết trong cuốn “Hành trình và truyền giáo” như sau:
“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi các binh lính (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cõi Đông phương (la conquête de tout l’Orient), đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng.
Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Hoa, ở Đàng Trong, ở Đàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanxicô Xavie tới 300 quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm ở những nơi cùng kiệt cõi đất.”
Ông cựu Chủng sinh Giáo hoàng Chủng viện Bùi Chu - Phát Diệm, cựu Thiếu tá Trưởng ban Quân Pháp Tòa án Quân sự VNCH Charlie Nguyễn Bùi Văn Chấn, sau khi định cư ở Mỹ qua diện HO, ông đã cương quyết dùng sở trường viết Cáo trạng của mình hạ bút khẳng định như sau trước lịch sử:
"...dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo p.hi nhân, nhằm mục đích n.ô dị.ch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.
Nay chúng ta dùng chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ xúy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn “gậy ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ng* x.uẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ng* x.uẩn tương tự."
Lịch sử phải được tôn trọng, dựa trên các căn cứ lịch sử. Không phải mở mắt ra sau vài chục năm, đọc được vài tài liệu trên mạng rồi thích xét lại lịch sử thế nào là được đâu.
Cre: internet, hm st
https://www.facebook.com/groups/361400161045458/
https://chienslambao.blogspot.com/2021/12/co-phai-alexsandre-rhodes-sang-tao-ra.html
Ma sơ người Việt thông báo tin tình báo cho sĩ quan Pháp





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ABRAHAM - TỔ PHỤ CỦA CÁC ĐẠO THỜ THIÊN CHÚA- KHÔNG PHẢI NHÂN VẬT CÓ THẬT.

  Rất khó có khả năng Abraham là người có thật vì một số lý do. Ví dụ: chúng ta biết các sự kiện được mô tả trong câu chuyện Sáng thế ký của...