Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

 

- Chào sơ!

- Chào anh! 

- Có thông tin cho rằng sơ đang thực tập thiền có đúng không ạ? Nếu đúng thì đó là loại thiền của tôn giáo nào xin sơ cho biết. 

- Đúng là sơ đang thực tập một số phương pháp "thiền", loại thiền mà sơ đang thực tập đến từ Thiên Chúa.

- Wow!!! Sơ có thể nói rõ hơn không? 

- Thường khi nhắc đến thiền người ta hay nghĩ đến Phật giáo. Đúng là Phật giáo có một số loại thiền rất hiệu quả và nổi tiếng, nhưng chung quy lại các loại thiền đều lấy hơi thở làm căn bản. Trong chương 1 Sáng thế ký sau khi tạo dựng con người đầu tiên từ cát bụi, Thiên Chúa đã thổi hơi vào khiến cho sự sống bắt đầu. Cho nên có thể nói rằng: "thiền" chính là món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại. 

- Có lẽ vì sự liên hệ này mà một số nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng Chúa Jesus cũng là một bậc thầy giác ngộ chân lý như Đức Phật, và những lời dạy của ngài cũng là "ngón tay chỉ mặt trăng". Sơ nghĩ sao về điều này? 

- Có lẽ họ căn cứ vào câu 6 chương 14 của Phúc âm thánh Gioan: " Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua thầy." Theo sơ đây là một cách hiểu có phần ngộ nhận của họ. Nếu như trong Phật giáo, Phật chỉ là người khám phá ra chân lý và chỉ ra nó, thì đối với Kitô giáo chúng tôi chính Thiên Chúa là chân lý mà Phật giáo và các tôn giáo khác đang tìm kiếm. Vì vậy Chúa Jesus không phải là người giác ngộ ra chân lý mà là hiện thân của chính chân lý, cho nên ngài mới khẳng định rằng mình là: "sự thật và là sự sống" chứ không phải chỉ là con đường như người ta vẫn lầm tưởng. Dù sao thì sơ cũng cảm ơn những học giả cho rằng Chúa Jesus cũng là bậc thầy giác ngộ như Phật. Nhưng như vậy đã vô tình hạ thấp ngài rồi. 

- Có phải chính vì điều này mà thần học Kitô giáo cho rằng mầu nhiệm thập giá là tột cùng của sự khôn ngoan phải không sơ?

- Như anh biết đó, tội lỗi và sự chết đã xâm chiếm thế gian. Mọi tôn giáo, mọi người đều nói đến chuyện yêu thương, từ bi...để tìm cách giải quyết vấn đề nhưng chỉ có duy nhất Chúa Jesus đã can đảm vứt bỏ vinh quang Thiên Chúa để chịu chết chuộc tội thiên hạ. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nên đối với người Công giáo chúng tôi mầu nhiệm này chính là tột cùng của sự khôn ngoan. Nếu như Phật giáo tự hào rằng: " điểm cuối của khoa học chỉ là điểm khởi đầu của Phật giáo." Thì chúng tôi không ngại mà tự hào rằng: tột cùng của Phật giáo cũng chỉ đến được dưới chân thập giá mà thôi." 

- Liệu có sự hiểu lầm nào ở đây không khi mà theo con biết Phật giáo chỉ tin vào luật nhân quả hoàn toàn không chấp nhận năng lực cứu rỗi từ Thượng đế. 

- Vâng! Chỗ này sơ biết nhưng sơ muốn nhắc cho anh biết rằng vũ trụ này không có điều gì ngẫu nhiên xuất hiện. Đối với đức tin Công giáo chúng tôi thì Thiên Chúa chính là người sáng tạo và điều khiển luật nhân quả, nhưng vì không có khả năng nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa mà Phật giáo cho rằng nhân quả vận hành một cách tự nhiên là vậy. 

- Vấn đề là Phật giáo giải thích luật nhân quả bằng lý duyên sinh, tức là cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Cho nên toàn bộ vũ trụ chỉ là những tổ hợp các nhân- duyên lắp ghép với nhau mà thành, vì vậy mà không thể có bắt đầu hay kết thúc thật sự của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Tất cả có thể tóm lại trong khái niệm " chân không diệu hữu " Sơ nghĩ sao về cách giải thích này?

- Chính Chúa Jesus là hiện thân của khái niệm " chân không diệu hữu " mà anh vừa nói đó! Bằng mầu nhiệm chịu chết trên thập giá, Chúa Jesus đã hóa mình ra " chân không ", và cái chân không ấy mang lại năng lực cứu rỗi cả thế gian. Năng lực này chính là "diệu hữu". 

- Theo như những gì sơ giải thích thì có vẻ Kitô giáo là vua của các tôn giáo...

- Không...không...! Sơ không thích cách nói " vua của các tôn giáo " nhưng nên gọi Kitô giáo là khởi nguồn của các tôn giáo sẽ hay hơn.  

- Vâng! Cảm ơn những trao đổi của sơ về chủ đề hôm nay, nếu có dịp hẹn gặp lại sơ trong buổi đối thoại lần sau nữa.

- Vâng chào anh! 

ĐTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ABRAHAM - TỔ PHỤ CỦA CÁC ĐẠO THỜ THIÊN CHÚA- KHÔNG PHẢI NHÂN VẬT CÓ THẬT.

  Rất khó có khả năng Abraham là người có thật vì một số lý do. Ví dụ: chúng ta biết các sự kiện được mô tả trong câu chuyện Sáng thế ký của...